Vào những ngày nóng, nhiều gia đình ở thành phố
và các tỉnh phía nam không thể thiếu trong bữa ăn món canh khổ qua nhồi
thịt. ngoài việc là món ăn ngon, khổ qua còn là vị thuốc quý.
Dược tính
Khả năng hạ đường huyết:
Nhiều nghiên cứu trên thú vật và người đã minh chứng điều này. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong khổ qua gồm charantin, polypeptid-P, vicin. Cơ chế gồm hạ đường huyết và cải thiện dung nạp glucoza. Tác dụng hạ đường huyết cũng có sự tham dự của cytochrome P450 và glutathione-S-transferase ở
gan chuột bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Khổ qua còn làm chậm tiến
trình bệnh võng mạc, biến chứng của bệnh ĐTĐ, ở chuột bị ĐTĐ khi uống
cao quả khổ qua.
Khổ qua cải thiện dung nạp đường ở người. Một nghiên cứu thực hiện ở
18 người ĐTĐ týp 2 đã thành công đến 73% khi dùng nước ép khổ qua. Theo
một báo cáo khác: giảm 54% lượng đường sau bữa ăn và giảm 17% lượng
hemoglobin A1C ở 6 bệnh nhân dùng 15g dịch chiết khổ qua. Thử nghiệm
dùng nước ép tươi quả khổ qua ở 160 bệnh nhân đã kiểm soát được bệnh
ĐTĐ. Khổ qua không làm tăng tiết insulin nhưng tăng sử dụng đường.
Tính độc tế bào: khổ qua phá hủy gen của Aspergillus nudulans và độc tế bào ung thư máu như là chất ức chế guanilate cyclase ở liều cao.
Tính kháng khuẩn: cao rễ và lá có tính kháng khuẩn. Theo một nghiên cứu cao khổ qua có tính kìm tế bào 33,4% và momorcharin trong khổ qua có tính chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein. Tương tự, dây khổ qua ức chế sinh sản siêu vi bại liệt, Herpes simplex I, HIV. Một nghiên cứu khác cho thấy khổ qua kháng khuẩn Pseudomonas.
Tính chống thụ thai: một protein trong cây khổ qua có hoạt
tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả khổ qua 1,7g/ngày làm tinh
hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột
cái, có tác dụng chống khả năng thụ thai, nhưng khi ngưng dùng thì có
thể có thai trở lại. Momorcharin trong khổ qua có khả năng làm
hư thai. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước khổ
qua, nhưng không xảy ra ở chuột không có thai. Quả chín có tính sinh
kinh nguyệt.
Những tính chất khác
Tính giảm đau và kháng viêm: phụ
thuộc liều lượng được thấy ở chuột. Khổ qua cũng có thể chữa được các
rối loạn đường ruột như: đầy hơi, khó tiêu, táo bón, trĩ. Chữa bệnh
ngoài da như nhọt, phỏng, nhiễm trùng, ghẻ, rôm sảy. Diệt côn trùng, có
tính hạ huyết áp nhẹ.
Tính chống oxy hóa: khổ qua làm giảm gốc ung thư tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazin và quét sạch gốc superoxyd sinh ra do hệ thống hypoxanthin, xanthin oxydase. Khổ qua cũng quét sạch gốc OH sinh ra bởi phản ứng Fenton. Ngoài ra, khổ qua ngăn cản phản ứng peroxyd hóa lipid gây ra do Fe2 ở chất xám vỏ não, phản ứng này phụ thuộc liều lượng, làm giảm thành lập chất thiobarbituric acid và malonaldehyd.
Hạt và quả khổ qua có hoạt tính chống ung thư bạch cầu và chống virút. Cao khổ qua ức chế tăng trưởng và hoạt tính guanilate cyclasecủa ung thư tuyến tiền liệt, kết quả là ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong ống nghiệm.
Tiêm cao khổ qua vào nhiều dòng chuột ung thư, số chuột sống sót sau 6
tuần đạt 77% so với nhóm chứng 33%. Liều tối ưu la 8mcg protein, 2 lần
/tuần. Đồng thời đáp ứng của tế bào tuyến ức C3H với concanavalin-A cũng tăng lên. So với nhóm kiểm chứng, chuột tiêm cao khổ qua có thymidin gắn phóng xạ 3H vào kết tủa trixhloracetic axít cao gấp 4 lần. Như vậy, tác dụng của hệ miễn nhiễm tăng góp phần vào tính chống ung thư của khổ qua.
Hạt khổ qua chứa một lectin ức chế tổng hợp protein: từ phần
tan huyết của hồng cầu non thỏ với nồng độ ức chế tổng hợp 50% ở nồng
độ 5mcg/ml. Vỏ, nạc, hạt và toàn trái khổ qua ức chế u nhú da chuột. Hạt
khổ qua có 2 protein gây sảy thai là alpha-momorcharin, beta-momorcharin. Hạt
khổ qua tăng hoạt động kích thích tố nam nhưng chống sinh tinh trùng.
Cao khổ qua kích thích sinh tổng hợp protein ở tế bào gan chuột.
Y học cổ truyền Thổ Nhĩ Kỳ dùng quả khổ qua già để làm lành các vết
thương và chữa loét dạ dày. Để thử nghiệm tính chất chống loét dạ dày,
người ta làm loét dạ dày chuột bằng rượu, rồi dùng bột khô quả khổ qua
hay dịch chiết bằng dầu ô-liu, hay chiết bằng hexan xong bằng ethanol. Cao khổ qua cho thấy kết quả chống loét đáng kể.
Độc tính: quả khổ qua chưa già dùng làm thức ăn. Cao khổ qua
được xem là không độc. Khổ qua tương đối lành ở liều thấp. Chưa có báo
cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao khổ qua ở liều 50ml cao lỏng/ngày.
Nói chung, khổ qua có mức độc tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo
trộn về đường tiêu hóa. Vì tính chất hạ đường huyết, cho nên dè dặt khi
người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp.
Khổ qua không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sản,
kể cả làm tử cung xuất huyết và làm hư thai. Hạt khổ qua có nhiều dược
tính nhưng độc nên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi dùng.
(Nguon: SK&ĐS)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét